Nghiên cứu được công bố trên tờ Human Reproduction chỉ ra rằng nguy cơ này tăng ở những phụ nữ bắt đầu có kinh sớm nếu họ không sinh con: nguy cơ mãn kinh sớm tăng lần lượt là 5 lần và 2 lần so với những phụ nữ bắt đầu có kinh từ sau 12 tuổi và những người sinh từ trên 2 con.
Nhà nghiên cứu Gita Mishra từ Queensland, Úc cho biết: “Nếu những kết quả từ nghiên cứu của chúng tôi được đưa vào hướng dẫn lâm sàng để tư vấn cho những phụ nữ không sinh con ở độ tuổi 35 có kinh lần đầu trước 11 tuổi, các bác sĩ lâm sàng có thể có thời gian quý báu để chuẩn bị cho những phụ nữ này ứng phó với khả năng mãn kinh sớm”.
Nghiên cứu giúp các bác sĩ lâm sàng tính đến tiền sử sinh sản của phụ nữ cùng với các yếu tố lối sống khác như hút thuốc khi đánh giá nguy cơ mãn kinh sớm và cho phép họ đưa ra những thông điệp sức khỏe hiệu quả hơn cho những phụ nữ có nguy cơ cao. Ngoài ra, họ có thể xem xét các chiến lược sớm để ngăn chặn và phát hiện các bệnh mạn tính có liên quan tới mãn kinh sớm như bệnh tim.
Nghiên cứu này đã tìm hiểu 51.450 phụ nữ, phần lớn được sinh trước năm 1960, 2/3 được sinh từ năm 1930 tới 1949.
Kết quả chỉ ra rằng những phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt từ trước khi 11 tuổi có nguy cơ cao hơn 80% bị mãn kinh sớm trước tuổi 40 (premature menopause) và nguy cơ cao hơn 30% bị mãn kinh ở độ tuổi 40-44 (early menopause) so với những người có kinh lần đầu khi 12-13 tuổi. Phụ nữ chưa từng mang thai không không sinh con tăng gấp 2 lần nguy cơ mãn kinh trước tuổi 40 và tăng 30% nguy cơ mãn kinh ở tuổi 40-44. Trong nghiên cứu này chỉ có 12% không sinh con và có thể họ không sinh con do các rối loạn buồng trứng hoặc cũng có thể liên quan tới mãn kinh sớm.
BS Thu Vân
(Theo THS)